kinh-te-thi-truong


Liên kết

- Mua bột yến mạch giảm cân làm đẹp - Hoa hong xanh tặng quà sinh nhật vô cùng ý nghĩa. - Baking soda là gì ? Công dụng vô cùng hiệu quả - Cung cấp ao khoac nam đẹp nhất cả nước. Cách làm trắng da mặt cho chị em

Tân Hiệp Phát khủng hoảng Coca Cola có lãi từ kinh doanh

19:24 |
Làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát vẫn tiếp tục dâng cao. Bất kỳ một thông tin nào mang tính có lợi cho tập đoàn này đều bị đông đảo dư luận la ó, phẫn nộ.
Ngày 23/12, Chất lượng Việt Nam có đăng bài “Chớ dại dột mà tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát”. Bài viết đã được gần 25.000 lượt chia sẻ trên facebook và có đến cả nghìn bình luận gửi về tòa soạn. Điều này cho thấy người dân quan tâm đến vụ việc của Tân Hiệp Phát nhiều như thế nào.

Tân Hiệp Phát hiện có khá nhiều đối thủ nặng ký như Coca Cola, Pepsi Co, URC,... (Ảnh mang tính chất minh họa)

Trong hàng nghìn ý kiến đó, hầu hết đều tỏ ra không hài lòng, nói chính xác hơn là bức xúc trước các thông tin về sản phẩm được cho là không sạch của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ngoài ra thêm chuyện tập đoàn này không ít lần “gài bẫy” đẩy người tiêu dùng vào vòng lao lý.
Chỉ có lác đác vài ý kiến thể hiện sự cảm thông, rộng lượng với Tân Hiệp Phát. Họ không tin rằng với một tập đoàn lớn như Tân Hiệp Phát, dây chuyền hiện đại như vậy mà liên tục có lỗi về sản phẩm.
"Đầu tư bao nhiêu tiền của xây dựng nhà máy, mua sắm dây chuyền công nghệ hiện đại,... mà để cho ruồi gián lọt vào sản phẩm thì những cái đó còn tác dụng gì? Ăn uống là vấn đề rất nhạy cảm, chỉ cần một thông tin tiêu cực về chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp lớn, họ thừa biết điều đó. Tập đoàn này có hơn 5.000 công nhân viên. Mỗi năm số người vào làm mới và nghỉ việc tương đối nhiều. Nếu nguyên liệu, dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát có vấn đề thì chắc chắn những hình ảnh đó đã tràn lan trên mạng, bởi giờ đây hầu hết ai cũng có một chiếc điện thoại có chức năng quay phim, chụp ảnh. Do đó, tôi thiên về khả năng Tân Hiệp Phát đang bị phá hoại", độc giả Hải Hùng nhận định.
Thật tình cờ và thật bất ngờ, lúc Tân Hiệp Phát lao đao trong cơn giận dữ của dư luận thì Coca Cola - một doanh nghiệp hơn hai chục năm kinh doanh ở Việt Nam liên tục kêu thua lỗ bỗng tuyên bố bắt đầu có lãi.
Báo cáo của Coca Cola gửi đến UBND TP Hồ Chí Minh mới đây cho biết, lợi nhuận tính thuế năm 2014 của công ty này là 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với mức 7 triệu USD của năm 2013. Tổng số thuế đóng trong năm 2014 đạt 20 triệu USD, trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 25%.
Đây được xem là thông tin khá “hot”, thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận, bởi sau nhiều năm liền liên tiếp kêu lỗ, đây là lần đầu tiên Coca Cola Việt Nam đóng thuế.
Đáng nói hơn, việc nộp thuế này được thực hiện sau hàng loạt thông tin về “nghi án” chuyển giá của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có Coca Cola. 
Theo số liệu thống kê về thị phần nước giải khát năm 2012 cho thấy, Tân Hiệp Phát đứng ở vị trí thứ hai với 22,65% thị phần, chỉ sau Công ty SPVB (trước đây là Pepsico và IBC), trong khi đó thị phần và cả doanh thu cao hơn nhiều so với Coca Cola, Tribeco, URC...
Còn theo số liệu thống kê mới, nếu tính riêng thị trường đồ uống không cồn, có thể nói chỉ còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa C2 của URC và trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát, khi hai công ty này nắm giữ tới 92% thị phần.
Trong dòng sản phẩm nước tăng lực, sản phẩm Number One của Tân Hiệp Phát được tung ra từ năm 2001, sau một thời gian ngắn Number One đã thu về hơn 30% thị phần, cho đến khi Coca Cola và Pepsi lần lượt ra mắt hai sản phẩm là Samurai và Sting, cuộc cạnh tranh mới trở nên căng thẳng hơn.
Khảo sát của Nielsen cho biết, đến giữa năm 2011, Sting chiếm 52%, Number 1 chiếm 23%, cácthương hiệu khác chia nhau 25% thị trường còn lại.
Đọc Thêm…

Đông Nam Bộ trả phí mỏi tay

19:09 |
Các tuyến đường ở khu vực Đông Nam bộ có hàng chục trạm thu phí hoạt động, giăng như mạng nhện khiến giới vận tải đường bộ kêu trời khi lưu thông qua đây. Nhiều tài xế nói chạy xe qua các tỉnh Đông Nam bộ thì trả phí… mỏi tay!
Trạm Long Phước thu phí hoàn vốn đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.T.
220km qua Đồng Nai: 19 trạm thu phí
Tỉnh Đồng Nai được xem là vô địch trạm thu phí BOT khi với khoảng 220km các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường phố qua địa bàn Đồng Nai có đến 19 trạm thu phí, riêng địa bàn TP Biên Hòa có đến 11 trạm thu phí bủa vây.
Đầu tư hơn 12km cho tuyến đường tránh TP Biên Hòa, nhưng công ty CP Đồng Thuận lại được cho phép đặt trạm thu phí ngay trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Trảng Bom (Đồng Nai), nơi mỗi ngày hàng vạn chuyến xe lưu thông Bắc - Nam trên Quốc lộ 1 qua đây đều phải mua phí với mức giá thấp nhất là 20.000 đồng/lượt và cao nhất là 160.000 đồng/lượt bất kể phương tiện có lưu thông qua đường tránh TP Biên Hòa hay không.
Tính ra tất cả các tuyến đường qua tỉnh Đồng Nai với khoảng 220km đang có đến 19 trạm thu phí BOT. Một phương tiện phải chịu mức phí thấp nhất khi đi hết 220 km phải trả 230 nghìn đồng.
Trong số các dự án giao thông BOT có lẽ kỷ lục nhất cả nước về mức thu phí là đường 319 nối dài kết nối huyện Nhơn Trạch với đường cao tốc TPHCM - Long Thành- Dầu Giây. Dự án này đã được khởi công với chiều dài tuyến chính khoảng 2km và hơn 7km nhánh rẽ, nhưng chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO đã trình phương án thu phí từ 30.000 đồng đến 160.000 đồng/lượt phương tiện. Chủ đầu tư này cũng xin 1 hécta để xây dựng nhà điều hành của trạm thu phí. 
Tại kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa qua, ông Nguyễn Phú Cường- Bí thư Tỉnh ủy đã đề nghị xem xét lại mức thu phí của dự án đầu tư đường 319 nối dài và nút giao đường 319 (huyện Nhơn Trạch) với đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Bởi lẽ, người tham gia giao thông đi chỉ có hơn 2km nhưng phải chi trả mức từ 30 đến 160 ngàn đồng/lượt (tùy loại xe) là cao với người dân.
Không thể lạm thu phí tràn lan
Ông Nguyễn Văn Hậu, tài xế Công ty TNHH vận tải Công Thành cho biết, xe lấy hàng từ cảng Cát Lái (quận 2, TPHCM), nếu chở về Bà Rịa - Vũng Tàu phải nộp phí lần lượt cho 4 trạm xa lộ Hà Nội, cầu Đồng Nai (nếu chọn đi Quốc lộ 1), Long Phước (nếu đi đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây), Quốc lộ 51, cầu Cỏ May. Mỗi lượt đi về phải nộp phí 8 lượt, phí hàng trăm nghìn đồng.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, trên các cửa ngõ ra vào TPHCM hiện có khoảng 10 trạm thu phí. Trên địa bàn TPHCM có 7 trạm đang thu phí, gồm: Xa lộ Hà Nội, cầu Bình Triệu, An Sương - An Lạc (quốc lộ 1A), cầu Phú Mỹ, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
 “Hằng ngày, tôi phải chở gỗ cao su từ Bình Phước về Đồng Nai. Một chuyến đi và về qua 3 tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, chiếc xe tải 15 tấn của tôi phải qua 11 trạm thu phí trong đó mua phí ở 8 trạm hết 2,4 triệu đồng. Bây giờ ra ngõ là gặp trạm thu phí trong khi xe vẫn phải đóng phí đường bộ hằng năm. Vì vậy chi phí cầu đường chiếm rất lớn trong giá thành sản phẩm”.
Anh Nguyễn Văn Tiến, chủ một cơ sở gỗ ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai nói
Cuối năm 2015, báo cáo với Bộ GTVT, UBND TPHCM cho biết, trạm thu phí xa lộ Hà Nội dự kiến kết thúc thời gian thu phí vào cuối năm 2018 nhưng sau đó sẽ tiếp tục thu phí để hoàn vốn dự án mở rộng xa lộ Hà Nội. Vì vậy thời gian thu phí dự kiến kéo dài đến năm 2045. Trạm thu phí cầu Bình Triệu (hoàn vốn đầu tư dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2) dự kiến sẽ thu đến năm 2032. Trạm thu phí An Sương - An Lạc giai đoạn 2, 3 kéo dài đến đầu năm 2033.
Ngoài ra, TPHCM dự kiến lắp đặt thêm 4 trạm thu phí trong giai đoạn 2016 - 2025 nhằm hoàn vốn đầu tư cho dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu (quận 9); đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TPHCM - Trung Lương; nút giao thông đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và nâng cấp mở rộng quốc lộ 22. Như vậy, trước đây từ TPHCM về miền Tây chỉ có hai trạm thu phí thì sắp tới lên bốn trạm thu phí.
Tháng 8/2015, UBND TPHCM đã chấp thuận đề xuất của Sở GTVT cho phép đặt thêm trạm thu phí phụ trên tuyến quốc lộ 1 (đoạn trên địa bàn huyện Bình Chánh) để thu phí cho dự án “Cải tạo và mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ nút giao An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An, thuộc huyện Bình Chánh” theo hình thức BOT.
Theo Luật sư Thái Văn Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, phí giao thông đang trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp vận tải, gây áp lực lên cuộc sống người dân vì chi phí vận tải được hạch toán vào giá sản phẩm, hàng hóa. “Cần thông tin minh bạch, để tránh lạm dụng thu phí tràn lan. Có tình trạng dự án ở một nơi nhưng chủ đầu tư lại đặt trạm thu phí nơi khác có nhiều phương tiện hơn nên nhiều người không sử dụng dịch vụ vẫn phải nộp phí”, ông Chung nói.
Ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TPHCM cho biết, đối với các trạm thu phí BOT trên địa bàn TPHCM, mức phí phải tuân thủ Nghị quyết của HĐND TPHCM và hợp đồng BOT đã ký. Tiến độ, thời gian thu, tăng như thế nào quy định rõ trong hợp đồng chứ chủ đầu tư không phải muốn tăng thế nào cũng được. Ông Quân lấy dẫn chứng về việc Trạm thu phí xa lộ Hà Nội đề xuất tăng phí qua trạm và chủ đầu tư dự án cầu Phú Mỹ cũng đề xuất tăng phí và thu phí đối với xe máy nhưng cả hai không được HĐND TPHCM đồng ý.
“Hiện nay nhiều công trình xây dựng trên nền đường đã có sẵn của Nhà nước và nhà đầu tư chỉ mở rộng mặt đường, xây thêm những công trình phụ nhưng lại thu phí trên toàn bộ tuyến đường đó. Cách làm này không công bằng cho người đi đường” - ông Lâm Thiếu Quân, băn khoăn. Còn ông Nguyễn Thanh  Bình, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn thép Tiến Lên, cho biết để vận chuyển phôi thép, thép nhập khẩutừ cảng ở TPHCM  về nhà máy ở TP Biên Hòa trên quãng đường 40km, công ty phải mất hàng tỷ đồng phí cầu đường mỗi năm, khiến doanh nghiệp nặng gánh.
Đọc Thêm…

Top 5 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam

02:19 |
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015.
Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân thủ các chuẩn mực Quốc tế, đồng thời được kiểm chứng với dữ liệu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác của Bảng xếp hạng.
Theo đó, 5 doanh nghiệp đứng đầu danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là:
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tập đoàn dầu khí Việt Nam có tiền thân là Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập từ năm 1977. Năm 1990, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập. Đến năm 2006 đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công ty mẹ ­ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (viết tắt là PVN) chính thức thành lập. 

PVN đứng số 1 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015

Những năm gần đây, những thành tựu kinh doanh mà Tập đoàn đạt được đã thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của công ty mẹ nói riêng và toàn tập đoàn nói chung. Trong bảy năm (2008­- 2015), PVN đã duy trì vị trí số 1 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500).
2.  Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009 với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD. SEV là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên với quy mô hoàn chỉnh tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
Đến nay, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại KCN Yên Phong đã giải ngân 1,7/2,5 tỷ USD, đạt 68% tổng vốn đăng ký đầu tư. Từ số vốn đã giải ngân, SEV xây dựng tại KCN Yên Phong Khu tổ hợp công nghệ Samsung, với nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới và là nhà máy duy nhất trên thế giới có dây chuyền sản xuất điện thoại khép kín. Năng lực sản xuất của nhà máy bình quân mỗi tháng đạt: 8,3 triệu chiếc điện thoại di động; 5,5 triệu chiếc camera; 6 triệu mobile phone case; 600 nghìn máy hút bụi; 5 triệu LCD; 17 triệu pin điện thoại.
3. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng công ty xăng dầu mỡ.Trải qua khoảng 56 năm hình thành và phát triển, đến nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã trở thành một trong số những doanh nghiệp quan trọng hàng đầu của Việt Nam với 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố.
Tổng công ty là đầu mối nhập xăng dầu lớn nhất Việt Nam với doanh số nhập khẩu khoảng trên 4 tỷ USD, điều này cũng phần nào thể hiện được quy mô hoạt động của Petrolimex là rất rộng.
4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam 
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện được đánh giá là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam sản xuất kinh doanh điện với một mạng lưới hùng mạnh gồm 93 đơn vị thành viên, trong đó có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng.
Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt ở mức cao nhất, EVN còn tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện của người dân, đồng thời đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm tiết kiệm điện năng như đèn Compact, bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời.
5. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

Năm 2014, Viettel có mức tăng trưởng là 20%

Là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Viettel được Informa Telecoms and Media ­ một công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn thông, đánh giá xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, đứng trên cả Singapore Telecom là công ty viễn thông lớn nhất ASEAN.
Sau 5 năm liên tục suy giảm về tốc độ tăng trưởng doanh thu thì năm 2014, Viettel lại có được tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trưởng là 20%. Lợi nhuận của Viettel bằng 85% lợi nhuận của các doanh nghiệp Quân đội, bằng 30% lợi nhuận của các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, bằng 23% tổng lợi nhuận của tất cả các doanh nghiệp nhà nước.
Thu Huyền (T/h)
Đọc Thêm…

Người tiêu dùng thông thái cũng khó thoát khỏi hàng giả hàng nhái

21:35 |
Có lẽ dư luận vẫn còn nhớ, vào giáp Tết năm ngoái 6.000 công nhân ở Khu công nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương phải trả lại quà Tết vì phát hiện hàng giả trong túi quà. Hay như ở Khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương, 8.000 công nhân đòi trả lại quà Tết vì nghi quà tặng có hàng giả. Gian nan như... chống hàng giả/ Triệt phá nhiều "tổng hành dinh" hàng giả/ Hội thảo tìm giải pháp chống hàng giả.
Vậy người tiêu dùng đã được bảo vệ như thế nào trước “mê hồn trận” hàng giả, hàng nhái, hàng lậu? Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Ngày 24-12, Công an Hà Nội đã phát hiện một cơ sở sản xuất nước đóng bình giả Lavie. Trước đó, Công an các địa phương cũng liên tiếp phát hiện, tiêu hủy nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm đang phân hủy được đưa đi tiêu thụ. Chưa bao giờ sức khỏe người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng như thế, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Quy luật tiêu dùng tăng lên vào giáp Tết. Đây là thời cơ cho người làm ăn gian lận tung vào thị trường hàng giả, kém chất lượng, gian lận thương mại. Gian lận thương mại thể hiện rõ nhất là hiện tượng kéo dài hạn sử dụng (date). Đặc biệt, những túi quà Tết rất dễ bị tống hàng cận date, hàng giả.
Lượng hàng giả có nhiều. Đối tượng làm giả, làm nhái không từ một mặt hàng nào, từ quần áo, đồ chơi, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến thực phẩm như mì chính, bột nêm, nước uống… Nguyên phụ liệu của các mặt hàng này được nhập từ nước ngoài về hoặc hàng lậu tuồn vào, được tập kết từ trước Tết nhiều tháng. Không loại trừ khả năng giờ có những kho hàng lậu đã tập kết chờ thời gian tung ra thị trường.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Thưa ông, thị trường thật giả lẫn lộn như vậy thì người tiêu dùng có thông thái đến mấy cũng khó thoát khỏi trở thành nạn nhân?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đúng vậy. Có cơ quan chức năng vẫn đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng bằng một câu truyền thống: “Hãy là người tiêu dùng thông thái”. Nhưng theo tôi, bắt người tiêu dùng trở thành nhà thông thái là đẩy trách nhiệm về người tiêu dùng. Như vậy thì khó quá.
Tôi ví dụ, một hộp sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng, một nhà bác học được coi là thông thái thì bằng mắt thường cũng không phân biệt được thành phần dinh dưỡng thực so với nhãn mác, chất lượng thế nào mà phải là máy móc. Cơ quan chức năng có một bộ máy được trả lương để làm các công việc giám sát chất lượng, an toàn, chống hàng giả, hàng nhái thì anh phải làm việc đó. Tất nhiên, người tiêu dùng cũng phải chọn lựa, nhưng tôi nghĩ rằng chỉ nên khuyên người tiêu dùng thận trọng khi mua hàng.
Qua theo dõi thị trường, ông thấy hàng giả, hàng nhái có biến đổi gì so với trước không?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi thì hàng giả, hàng nhái cũng thay đổi theo. Trước đây người Việt sính hàng ngoại nên nhiều sản phẩm trong nước bị gắn mác hàng ngoại để lừa người tiêu dùng. Thế nhưng hiện nay, nhiều sản phẩm nước ngoài, đặc biệt là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc lại bị biến thành hàng Việt Nam để đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Khoai tây Trung Quốc được “phù phép” thành khoai Đà Lạt, nho Trung Quốc biến thành nho Ninh Thuận, hạt dẻ Trung Quốc “nhập vai” hạt dẻ Trùng Khánh… Ngoài ra, thị trường cũng xuất hiện ngày càng nhiều chất phụ gia, hóa chất, chất kích thích nảy mầm, tăng trọng… ngoài danh mục được phép sử dụng không kiểm soát được.
Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn tình trạng trên?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Phải ghi nhận nỗ lực của Ban chỉ đạo 389 (Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả) đã phát hiện nhiều vụ việc lớn như: Đầu năm phát hiện 10 tấn thực phẩm chức năng giả, giữa năm tiếp tục phát hiện 20 tấn thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc...
Gần đây ở các tỉnh, thành cũng thu giữ, xử lý nhiều vụ việc lớn liên quan đến buôn lậu và gian lận thương mại. Để mang lại hiệu quả, theo tôi các cơ quan cần tiếp tục tăng cường kiểm tra bên ngoài và chống tham nhũng bên trong. Bởi tham nhũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có chống mà buôn lậu vẫn còn. Bên cạnh đó, cách xử lý cũng là một câu chuyện, khi anh phát hiện ra những sản phẩm độc hại cho sức khỏe thì phải thu hồi, tịch thu, tiêu hủy…
Đối với thực phẩm thì chúng ta đã làm thế, nhưng còn nhiều sản phẩm tiêu dùng khác như đồ chơi trẻ em... Khi phát hiện đồ chơi có độc thì phải thu hồi toàn bộ, cấm lưu thông chứ không phải cứ để tồn tại như hiện nay vì không phải người tiêu dùng nào cũng biết sự độc hại của nó.
Với vai trò là một tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã làm gì để góp phần lành mạnh thị trường hiện nay không?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Trong năm, Hội đã xử lý nhiều vụ việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, có cả việc lấy lại hình ảnh của Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Đó là trường hợp giải quyết khiếu nại của Đại sứ quán Kazakhstan, thậm chí họ đã gửi đơn ra tòa án. Hội đã giải quyết thành công, vừa bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng lại vừa giữ được hình ảnh Việt Nam đối với cơ quan ngoại giao nước ngoài. Sau đó họ ra tòa rút đơn kiện.
Cách đây không lâu, tôi làm việc với đoàn cán bộ thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, thay mặt Hội tôi đã phản ánh việc hàng giả, kém chất lượng nguồn gốc Trung Quốc qua đường buôn lậu vào Việt Nam liên quan đến sức khoẻ người tiêu dùng. Qua đoàn, Hội đã kiến nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc có biện pháp ngăn chặn hàng giả, kém chất lượng sang Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng đã ghi nhận, khẳng định đã và sẽ làm nghiêm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Người tiêu dùng phải ứng xử như thế nào trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượngtrên thị trường hiện nay?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Người tiêu dùng phải chủ động nắm bắt thông tin. Khi mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm thì phản ánh với các cơ quan chức năng để họ phát hiện xử lý như: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Quản lý thị trường, Thanh tra Bộkhoa học công nghệ, Công an, các Sở Nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y… và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi quyền lợi bị xâm hại thì căn cứ vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi của mình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Xin cảm ơn ông!
Theo Công an Nhân dân
Đọc Thêm…

Doanh nghiệp chạy đua chạy hàng bán dịp Tết cổ truyền Bính Thân

17:25 |
Từ giờ đến cuối năm sẽ là thời gian liên tiếp diễn ra các kỳ nghỉ Lễ gần nhau, sau Giáng sinh đến Tết Dương Lịch, Tết truyền thống Bính Thân. Đặc biệt, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày sẽ là thời điểm nhu cầu mua sắm của người dân lên cao nhất cả năm. Dự báo sức mua dịp Tết năm nay, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho rằng, sức mua sẽ rất khả quan vì chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt đang tăng, đạt 105 điểm, xếp thứ 10 trên toàn cầu về mức độ lạc quan.

Nguồn hàng Tết 2016 đã được các doanh nghiệp sản xuất và hệ thống phân phối dự trữ đầy đủ, đảm bảo phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tăng cao trong dịp này

Để phục vụ nhu cầu của người dân trong các kỳ nghỉ trên, các doanh nghiệp sản xuất và hệ thống phân phối, đặc biệt là ngành hàng bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống đều đã chuẩn bị lượng hàng hóa khá dồi dào.
Về kế hoach cung ứng hàng hóa cho Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương cho hay, hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM đều đã lên kế hoạch dự trữ đầy đủ. Cụ thể, Hà Nội đã dành 15 nghìn tỷ đồng để dự trữ hàng hóa cho dịp Tết Bính Thân 2016. TP. Hồ  Chí Minh dành 16 nghìn tỷ đồng để dự trữ hàng Tết, tăng 40% so với năm ngoái. Các doanh nghiệp của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ bán các mặt hàng thiết yếu tại  hơn 2 nghìn điểm bán hàng; tổ chức gần 30  phiên chợ Việt, 9 Tuần hàng Việt, hơn 400 chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân các huyện ngoại thành, Khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đến thời điểm này, một số công ty bánh kẹo lớn đã chuẩn bị hàng hóa cho Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Công ty Kinh Đô cho hay, hiện đã tung ra thị trường những sản phẩm đặc biệt với bao bì thiết kế dành riêng cho mùa Tết và chất lượng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu Tết. Các nhóm sản phẩm Tết của Kinh Đô trong năm nay gồm nhóm Quà Tết đặc biệt, nhóm Quà Tết Truyền thống, các sản phẩm cho giỏ quà Tết.
Ông Vũ Quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Đối Ngoại & Truyền Thông Nội Bộ, Công ty Kinh Đô Bình Dương cho biết, nắm bắt được nhu cầu của thị trường hiện nay là người tiêu dùng thích những sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại nên Kinh Đô đã nhanh chóng cho ra đời 3 dòng sản phẩm trên phục vụ riêng cho dịp Tết. Ngoài ra, năm nay Kinh Đô đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động trưng bày, kinh doanh sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm, biếu tặng của người tiêu dùng, doanh nghiệp.  
“Điều đặc biệt là không chỉ đáp ứng nhu cầu về hình thức, mẫu mã, chất chúng tôi luôn chú trọng đếntiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Vũ Quốc Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, hoạt động mới của Kinh Đô dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 là công ty này sẽ tổ chức những chuyến xe Tết Kinh Đô kết hợp các hoạt động múa lân, bán hàng, thần tài chúc tết và tặng bao lì xì đến người tiêu dùng.
Các hệ thống phân phối hàng thực phẩm, tiêu dùng đến hiện tại cũng đã sẵn sàng và triển khai các kế hoạch phục vụ Tết. Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho hay, đơn vị này dự kiến, sức mua trong tháng 1/2016 sẽ tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, hệ thống siêu thị Big C đã tăng cường mạnh các nhóm hàng phục vụ Tết như thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo.
“Ước tính, tổng lượng hàng hóa chuẩn bị năm nay tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, mặt hàng thịt gia súc gia cầm đạt 430 tấn, 2.500 tấn rau củ quả”, đại diện siêu thị cho biết.
Để thúc đấy doanh số bán ra, siêu thị này còn cam kết sẽ tặng sản phẩm miễn phí nếu khách hàng tìm thấy sản phẩm tương đương được bán với giá rẻ hơn tại một siêu thị bán lẻ hiện đại tương đương trong vòng bán kính 7km, bao gồm cả giá khuyến mãi. 
Đọc Thêm…

Lào cai liên kết 4 nhà sản xuất ngô theo mô hình bền vững

18:08 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng với Cty Dekalb Việt Nam (Tập đoàn Monsanto), Cty CP Giống cây trồng miền Nam tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Liên kết sản xuất ngô bền vững 2014-2015 trên địa bàn tỉnh. Đây là vụ ngô đầu tiên có sự liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng giống, doanh nghiệp thu mua theo mô hình liên kết giữa 4 nhà  “Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân”, giúp năng suất chất lượng ngô tăng cao rõ rệt.
Sở NN&PTNT Lào Cai cho biết, mỗi năm, toàn tỉnh Lào Cai trồng khoảng 36.500ha ngô, 1/3 sản lượng ngô của bà con làm ra được sử dụng để chăn nuôi, làm thức ăn trong những tháng giáp hạt, còn lại 2/3 bà con phải tự tiêu thụ, bán cho các thương lái thu gom, xuất khẩu đi Trung Quốc. Nhưng, giá cả bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Để giúp nông dân gỡ khó và sản xuất ngô bền vững, vụ ngô 2014-2015, Sở NN&PTNT Lào Cai, Trung tâm khuyến nông Lào Cai, Công ty Dekalb Việt Nam, Công ty CP giống Cây trồng miền Nam và Công ty TNHH MTV An Nghiệp (doanh nghiệp thu mua) đã cùng vào cuộc, hỗ trợ hơn 100 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thí điểm.

Lào Cai: Liên kết ‘4 nhà’ sản xuất ngô bền vững cho năng suất cao. Ảnh minh họa

Trong khuôn khổ của chương trình, tỉnh Lào Cai đã trồng thí điểm trồng 110ha ngô lai trên địa bàn 5 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bảo Hà và SiMaCai. Đây là lần đầu tiên, nông dân trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp cùng “bắt tay” trồng giống ngô lai DK8868 của Dekalb Việt Nam do SSC phân phối trên một diện tích rộng. Sau thu hoạch, Cty An Nghiệp thu mua toàn bộ sản lượng ngô cho bà con với giá hợp lý.
Sự vào cuộc của doanh nghiệp từ đầu vào đến tiêu thụ giúp nông dân yên tâm sản xuất, không chịu sự bấp bênh của thị trường. Trong khi năng suất bình quân tỉnh Lào Cai chỉ đạt 3,65 tấn/ha trong khi đó năng suất vụ ngô 2014-2015 trên 110ha trồng giống của Dekalb đã cho năng suất vượt trội, trung bình 12-13 tấn ngô tươi/ha, tương đương 6-6,5 tấn ngô khô. Nông dân tham gia mô hình không chỉ cải thiện được năng suất mà còn nhận được 4 “bảo hiểm bền vững”: Được ứng giống ngô lai Dekalb vào đầu vụ và thanh toán vào cuối vụ, được chuyển giao kỹ thuật canh tác, được cam kết năng suất tối thiểu cao hơn năng suất bình quân địa phương, được đảm bảo thu mua toàn bộ ngô bắp tươi khi đến thời điểm thu hoạch...
Đại diện Sở NN&PTNT Lào Cai cho biết, trong các loại cây trồng chủ lực của Lào Cai, cây ngô nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Tỉnh vẫn xác định, đây là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành mối liên kết giữa đầu vào- đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, đưa tiến bộ đến nông dân phải có thời gian và thực tế chứng minh.
Đọc Thêm…