qua-tet


Liên kết

- Mua bột yến mạch giảm cân làm đẹp - Hoa hong xanh tặng quà sinh nhật vô cùng ý nghĩa. - Baking soda là gì ? Công dụng vô cùng hiệu quả - Cung cấp ao khoac nam đẹp nhất cả nước. Cách làm trắng da mặt cho chị em

Hé lộ mới nhất về kịch bản Táo Quân 2016

20:05 |
Tính đến thời điểm này êkíp thực hiện Táo Quân 2016 đã bắt tay vào tập được 10 ngày. Theo bật mí ít ỏi của vị “tổng chỉ huy” chương trình này thì năm nay Táo Quân chọn một vấn đề khá nổi cộm, tác động đến rất nhiều tầng lớp khán giả và lĩnh vực quản lý để gửi một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ.
Các Táo đã bắt đầu được phân vai và bắt đầu tập từng vai. Ảnh: VTV
“Bắc Đẩu” Công Lý sẽ đấu khẩu với “Táo” Vân Dung
Những hình ảnh của dàn diễn viên, đạo diễn, thư ký… Táo Quân 2016 thức thâu đêm để tập chương trình, liên tục được cập nhật khiến khán giả bội phần nôn nóng và tò mò. Điều mà ai cũng muốn biết thời điểm này chính là nội dung của Táo Quân năm nay ra sao, có những vấn đề gì thú vị, có gương mặt nào mới sẽ tham gia… Tuy nhiên, càng tò mò, đạo diễn lẫn diễn viên lại càng không thể bật mí cụ thể điều gì bởi kịch bản vẫn chưa hoàn toàn cố định. Chính đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã từng tiết lộ rằng, có những năm, ngay cả khi ra đến trường quay, chuẩn bị bấm máy ghi hình mà êkíp vẫn quyết định thay đổi đến 4 trang kịch bản.
Thông tin ít ỏi nhất mà “Nam Tào” Xuân Bắc mới bật mí với phóng viên đó là kịch bản Táo Quân năm nay dài tới 120 trang. Kịch bản này sẽ liên tục được cập nhật và thay đổi trong quá trình tập. Và vẫn như mọi năm, năm nay sẽ có tới ba thư ký chuyên làm nhiệm vụ theo sát các buổi tập của diễn viên để “tốc ký” những ý tưởng bộc phát ra trong quá trình tập.
“Có những lúc chúng tôi bịa thành một mạch và ai phụ trách vai nào phải bổ sung thêm những nội dung mới đó vào kịch bản vì một người sẽ không thể làm được công việc đó”, Xuân Bắc nhấn mạnh.
“Táo” Vân Dung cũng bật mí rằng, nếu những năm trước, các Táo được nhận kịch bản ngay từ đầu thì khoảng 2 năm nay, cứ đến lượt Táo nào tập, người đó mới được phép cầm kịch bản nên diễn viên rất hồi hộp. Theo “Táo” Vân Dung, kịch bản hay hoặc dở còn phụ thuộc vào các sự kiện diễn ra trong năm. Và việc diễn viên bịa thêm các chi tiết, tình huống, lời thoại, hành động kịch... cũng chỉ mang tính nhất định vì không thể phá vỡ khung kịch bản và cũng không thể nói linh tinh.
“Táo quân giống như bản tổng kết năm, nhất là những con số đều phải chính xác. Chúng tôi chỉ bịa những lời thoại vui vui thôi”, Vân Dung nói.
Nữ diễn viên gốc Thanh Hóa cũng cho rằng, sự động viên, tận tâm theo dõi của khán giả, êkíp luôn cố gắng làm cho hay theo kiểu “không có bột cũng cố gột nên hồ”. Bật mí về các vai diễn, Vân Dung cho biết, ở thời điểm hiện tại các diễn viên mới chỉ tập phần mở và kết của chương trình còn kịch bản phân vai cho từng Táo chưa có.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng, hiện tại các Táo đã bắt tay vào tập vai diễn của mình. Ba đêm nay, ngoại trừ “Táo” Chí Trung đang bận chuyến công tác ở miền Tây thì các Táo vẫn tập bình thường. Buổi tập thường bắt đầu từ 21h đêm hôm trước đến 2h sáng hôm sau. Các diễn viên đã được phân vai cụ thể chứ không còn “mơ màng” như cách đây một tuần. Năm nay, Bắc Đẩu và “Táo” Vân Dung sẽ có màn đấu khẩu với nhau cực kỳ thú vị. Ngoài ra, “Táo” Tự Long cũng sẽ vẫn tiếp tục phát huy sở trường ca hát với những bài nhạc chế dựa trên giai điệu của một số ca khúc “hot” trong năm để tăng thêm sự tươi mới cho chương trình.
Chọn vấn đề nổi cộm để gửi thông điệp mạnh mẽ
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - “tổng chỉ huy” Táo Quân chia sẻ rằng, nếu không có gì thay đổi năm nay êkíp sẽ chọn một vấn đề khá nổi cộm, tác động đến rất nhiều tầng lớp khán giả và lĩnh vực quản lý để gửi đi một thông điệp mạnh mẽ với mong ước thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội và đất nước. “Tôi chỉ có thể bật mí đó là vấn đề rất lớn mà khán giả cả nước đều quan tâm”, đạo diễn họ Đỗ nói.
Trước câu hỏi “Ngoài áp lực từ phía khán giả, anh có sức ép nào từ phía bộ ngành dẫn đến phải thay đổi kịch bản”, đạo diễn Đỗ Thành Hải thừa nhận có sức ép từ phía bộ ngành và có trường hợp anh phải giải thích hoặc chia sẻ lại để họ hiểu mục đích Táo Quân làm không phải để tiêu cực hóa hay châm biếm cá nhân nào cả.
“Mọi vấn đề chúng tôi nếu thì xã hội đều đã biết cả, thông tin đã được công luận và báo chí kiểm chứng nhưng được trào lộng hoá, thể hiện bằng ngôn ngữ hài hước. Tất nhiên, vì chương trình phát vào thời điểm cuối năm, có nhiều người xem nên tâm lý lo lắng của một số bộ, ngành là có thể hiểu được”, đạo diễn họ Đỗ chia sẻ.
Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải thì anh thường rất bình tĩnh trước các phản ứng, có suy nghĩ rất nghiêm túc cũng như đề ra tiêu chí để chọn vấn đề và nêu ra dưới gốc độ xây dựng, nói lại để việc đó không còn tái diễn nữa. Bên cạnh đó, anh cũng luôn đứng ở gốc độ khách quan nhất, luôn nhìn nhận vấn đề bằng cách nhìn của số đông khán giả, còn gọi là cách nhìn phổ quát mong mỏi của người dân để giải tỏa bức xúc. Ẩn đằng sau đó là mong muốn vấn đề sẽ sớm được giải quyết để công việc đó tốt đẹp hơn. Vì vậy, ở cuối chương trình bao giờ cũng có những phần tổng kết lại qua những góc nhìn được thể hiện bởi lời chia sẻ của Ngọc Hoàng.
“Tổng chỉ huy” của Táo Quân cũng khẳng định, việc bị tác động từ trên xuống dẫn đến phải thay đổi kịch bản là không có bởi quyền quyết định cuối cùng thuộc thẩm quyền của lãnh đạo đài. Tuy nhiên, đơn vị mà êkíp Táo Quân thường xin tư vấn để có được thông tin đầy đủ và đa chiều nhất chính là Ban Thời sự của đài.
“Họ là cơ quan theo dõi thời sự cả năm, đã có những quan điểm và hiểu cấp độ sự kiện, bản chất của vấn đề, những người làm tin tức phân tích nhiều chiều, luôn lắng nghe và có đánh giá chính thống để những thông tin chúng tôi lựa chọn bảo đảm khách quan nhất, đầy đủ, kỹ lưỡng nhất. Vì vậy, những vấn đề chúng tôi nêu thì 100% thông tin đã được kiểm chứng”, đạo diễn Đỗ Thanh Hải bật mí thêm.
Theo Dân trí
Đọc Thêm…

Phật thủ 'độc' của nông dân Hoài Đức

19:12 |

Những chậu phật thủ bonsai nghệ thuật bán Tết

Phật thủ lên chậu cảnh

Gặp Tạ Tùng Duy, một trong những thành viên của trang trại phật thủ Tâm An khi anh đang tất bật chăm sóc cho hàng trăm gốc phật thủ bonsai lạ mắt được trồng trong nhà kính, cây nào cũng vàng óng những quả đậu trên cành. Tất cả đều được đặt tên theo ý nghĩa từng cây, nào là: Phật thủ An Phát; phật thủ Phúc - Lộc - Thọ; phật thủ Như ý - Cát tường…, Hùng cho biết, thời điểm này, khách đến mua và xem cây đã bắt đầu nhộn nhịp, trang trại của mấy anh em Duy có gần 800 chậu bonsai, đến nay đã bán được 1/3.
Chia sẻ về cái "duyên" đến với cây phật thủ bonsai, Tạ Tùng Duy cho biết, đồng đất Đắc Sở có truyền thống trồng phật thủ. Cách đây khoảng mười năm, một số người dân nơi đây mạnh dạn mang cây phật thủ lấy từ ven các con suối ở tỉnh Cao Bằng về trồng. Cây phật thủ nhanh chóng mang lại những giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn và nhanh chóng trở thành loại cây chuyên canh phổ biến tại đây.
Tuy nhiên, càng nhiều hộ trồng thì sự cạnh tranh càng cao, thậm chí thu nhập của các chủ vườn cũng bắt đầu giảm. Muốn tìm hướng đi mới, khoảng 3 năm trở lại đây, nhóm ba anh em Duy đều là những nông dân 8X đã cùng nhau xây dựng ý tưởng đưa phật thủ lên chậu, cắt tỉa, tạo dáng, "bắt" cây ra quả theo ý muốn.
Nhờ đôi bàn tay khéo léo, những cây phật thủ thông thường đã được "phù phép" thành những chậu cảnh đẹp mắt. Mỗi cây phật thủ bonsai cao chừng 50-70cm, có 4-9 quả. Có những cây được ghép thêm loại quả khác như chanh Australia. Tạ Tùng Duy cho biết, phật thủ bonsai ở Đắc Sở có 2 dòng: Cây ra trái tự nhiên và cây ghép quả. Trong đó, quý nhất và cũng có giá nhất là loại cây ra quả tự nhiên bởi nó đòi hỏi nhiều chất xám của thợ làm vườn.
Với những cây trồng tự nhiên, phải ít nhất 3 năm, gốc cây già thì mới có thể cắt tỉa, tạo dáng và cho ra quả. Ngay từ khâu cắt tỉa, những người làm bonsai đã phải tính toán để tạo ra các thế của cây. Các nhánh phải được tính toán để hài hòa. Thông thường người chơi để nhánh lẻ (3-5 nhánh), các nhánh tiếp tục phát triển thành nhánh thứ cấp cân đối theo ý muốn thì mới "bắt" quả.
Quá trình bón, tưới cũng phải nắm được quy trình sinh trưởng của cây. Do đó, những thanh niên 8X này đã phải nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm rất lâu mới có thể thành công trong lĩnh vực này.
Tạ Tùng Duy cho biết, tiêu chí để đánh giá một cây phật thủ bonsai đẹp là các cây dáng lạ hoặc dáng cân đối, thế cành đẹp, cây ra trái tự nhiên, quả bóng, đẹp, nhiều tay, tay cân đối. Chậu bonsai phật thủ để tươi lâu 2-3 tháng có giá bán dao động 2-4 triệu đồng.

Thu tiền tỷ mỗi năm

Anh Nguyễn Bá Chính, một thành viên khác của trang trại phật thủ bonsai Tâm An cho biết, hiện nhóm đang hướng đến quy trình sản xuất phật thủ sạch bằng các chế phẩm sinh học và ứng dụng công nghệ cao. Hiện thợ vườn Đắc Sở đã bắt đầu sử dụng nhà kính, tưới nhỏ giọt, phun sương trên diện rộng. Đồng thời, dùng bút thử nồng độ để kiểm tra, điều chỉnh dung lượng dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn của cây.
Ở Đắc Sở hiện có khoảng 10 hộ trồng phật thủ bonsai, trong đó, trang trại phật thủ Tâm An được đánh giá là quy mô lớn nhất xã. Năm 2014, thời tiết mùa đông ấm hơn so với các năm, thuận lợi cho các loại hoa, cây cảnh sinh trưởng và phát triển.
Thị trường hoa, cây cảnh dịp Tết hứa hẹn sẽ khá phong phú. Tuy vậy, những nông dân trồng phật thủ bonsai ở Hoài Đức vẫn khá vững tin vụ phật thủ bonsai này sẽ thành công, mang lại cho những người nông dân thôn quê một cái Tết vô cùng sung túc. "Năm ngoái, chúng tôi thu về hơn 1 tỷ đồng. Còn năm nay có lẽ cũng vậy, vì giá cả không biến động nhiều", anh Nguyễn Bá Chính cho biết.
Theo Hà Nội mới
Đọc Thêm…

Làm người tuyết ngộ nghĩnh tặng quà giáng sinh

00:28 |
Nếu đang có ý định tặng quà cho bạn bè và những đứa em đáng yêu trong nhà nhân dịp Giáng sinh, những người tuyết béo múp sẽ một gợi ý vô cùng thú vị. Hãy cùng tham khảo cách làm quà tặng Giáng sinh handmade hình người tuyết đáng yêu để dành tặng món quà đặc biệt này cho những người thân yêu.
Nguyên vật liệu:
- 1 đôi tất trắng dài, 1 đôi tất màu ngắn, bông
- Kéo, kim, chỉ, khuy, dây thừng nhỏ, hoa trang trí

Cách làm quà tặng Giáng sinh hình người tuyết vô cùng đơn giản 

Cách làm:
Bước 1.  Cắt tất trắng lấy đoạn ống tất. Tiếp theo, cắt 2 chiếc tất xanh để lấy 1 tấm phần đầu ngón chân (số 1) và 1 đoạn cổ tất (số 2) như hình dưới.
Cắt tất trắng lấy đoạn ống, tất xanh lấy đoạn ngón chân và cổ tất 
Bước 2. Dùng kim chỉ khâu túm đầu tất trắng (mặt trái) lại.
Dùng kim chỉ khâu túm đầu tất trắng 
Bước 3. Lộn mặt phải ra ngoài rồi nhồi bông và khâu cố định đầu còn lại.
Lộn mặt phải của tất ra ngoài, nhồi bông rồi khâu cố định
Bước 4. Dùng 2 tấm tất xanh làm áo và mũ cho người tuyết rồi cột dây thừng bên ngoài.
Dùng tất xanh làm áo và mũ rồi cột dây thừng bên ngoài
Dùng tất xanh làm áo và mũ rồi cột dây thừng bên ngoài
Bước 5. Cuối cùng, trang trí cho người tuyết thật xinh xắn với mắt mũi và một bông hoa nhỏ.
Trang trí mắt, mũi cho người tuyết Trang trí mắt, mũi cho người tuyết 
Có thể tham khảo nhiều mẫu người tuyết khác nhau
Có thể tham khảo nhiều mẫu người tuyết khác nhau 
Gắn thêm một chiếc móc vào người tuyết làm móc khóa tặng bạn bè cũng là một ý tưởng độc đáo. Chỉ với vài bước đơn giản, những người tuyết handmade đã sẵn sàng để trang trí cho cây thông Giáng sinh trong căn nhà nhỏ của gia đình hoặc gói vào những chiếc túi hay chiếc hộp nhỏ xinh dành tặng những người thân yêu trong dịp Giáng sinh 2015 sắp tới!
Kim Trang (T/h)
Đọc Thêm…

Quà tết nghìn đô được săn lùng ở thành phố

19:11 |
Với nhu cầu mang biếu Tết, chị Nguyễn Minh Tâm (Đống Đa, Hà Nội) đã lên xong một danh sách dài những thứ cần sắm. Trong danh sách này, chị phân rõ những món cần mua, địa điểm mua với dự trù kinh phí lên tới vài chục triệu đồng.
“Giống như mọi năm, tôi phải chuẩn bị trước quà để biếu Tết cho đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, năm nay, thay vì mua bánh kẹo, rượu bia như mọi năm, tôi quyết định sẽ mua các loại đặc sản từ các vùng miền để mang biếu như: bưởi hồ lô, cá kho làng Vũ Đại, thịt trâu gác bếp Sơn La, gà Đông Tảo…”, chị Tâm chia sẻ.
Giống chị Tâm, vợ chồng chị Thu Hà (Hoàng Mai, Hà Nội), đã đặt trước hơn 100 quả bưởi Diễn để ăn Tết. Với mức giá gần 50 nghìn đồng/quả, riêng chi phí cho tiền bưởi gia đình chị đã tốn tới gần 5 triệu đồng. Ngoài ra, chị Hà cũng chung với vài người bạn đặt nuôi trước 1 con lợn giun quế (hiện có giá bán trên thị trường gấp đôi giá thịt lợn bình thường) với chi phí khoảng 10 triệu đồng/con 1 tại để làm các món ăn Tết.
“Nếu không đặt mua trước vào thời điểm này thì tới càng gần Tết càng khó mua và giá lại càng cao. Rút kinh nghiệm mọi năm, năm nay tôi đặt trước một số loại thực phẩm để mang biếu và phục vụ nhu cầu của chính gia đình mình trước cả tháng để vừa đảm bảo có hàng, vừa không chịu giá cao”, chị Hà nói.
Sự phát triển của mạng xã hội cũng khiến cho người tiêu dùng ngày nay được biết tới và mua các mặt hàng này được dễ dàng hơn. Vào thời điểm này, trên các trang mạng xã hội không khó để tìm thấy những “rao vặt” hoặc ngay cả những trang chuyên bán các mặt hàng đặc sản phục vụ riêng cho dịp Tết.
Anh Nguyễn Hữu Trung, nhân viên ngân hàng tại một chi nhánh tại Hà Nội cho biết, do có người thân ở Sơn La, nên hàng năm vẫn buôn các loại thịt trâu bò gác bếp với giá từ 700 nghìn đồng/kg tới 1 triệu đồng/kg. Năm nay, anh Trung cũng lấy thêm một số loại thịt trâu, thịt nai khô từ các nước láng giềng như Lào, Campuchia có mức giá cao hơn, khoảng trên 1 triệu đồng/kg để phục vụ nhu cầu đa dạng từ khách hàng
Anh Trung cho hay: “Những năm trở lại đây, người thành phố rất chuộng mua các sản phẩm mang hương vị vùng miền để ăn Tết. Như mặt hàng trâu gác bếp, tôi mới rao trong 1 tuần trở lại đây nhưng được khách hàng rất hưởng ứng, lượng đặt hàng trước đã lên tới cả 100kg, trong đó có những người mua 5-6kg, thậm chí cả chục kg một lúc”.
Cùng điểm danh một số đặc sản đang được nhiều người "lùng" mua để phục vụ cho dịp Tết sắp tới.
Chim quý có giá "nghìn đô" đang được nhiều người săn làm quà biếu Tết.
Gà Đông Tảo vốn được biết tới là giống gà sử dụng đển tiến Vua xưa kia. Ngày nay, loại gà này được nhiều người mua về để thưởng thức tại gia định với mức giá không hề rẻ, lên tới 300-500 nghìn đồng/kg. Trên thị trường, có những con gà Đông Tảo vào dạng “khủng”, giá thậm chí còn lên tới vài chục triệu đồng.
Bưởi hồ lô Tài Lộc có mặt trên thị trường trong vài năm trở lại đây và luôn là một món quả gây "sốt" với mức giá lên tới cả triệu đồng/quả.
Dịp Tết Bính Thân năm nay, sẽ có hàng trăm trái bưởi nổi bản đồ Việt Nam với giá từ 1,3 triệu đồng/trái sẽ được đưa ra thị trường.
Nhiều người đặt trước 5-6kg, thậm chí cả 10kg trâu gác bếp, giá khoảng 1 triệu đồng/kg.
Gần Tết, các món đặc sản dân dã như rươi càng trở lên đắt khách và đắt đỏ. Giá trên thị trường của mặt hàng này khoảng 500-600 nghìn đồng/kg và dự báo sẽ còn tăng trong 1,2 tháng tới.
Được tiểu thương cấp tập thu mua để dành cho đợt Tết, đặc sản Sá Sùng (Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh) có giá lên tới 4 triệu đồng/kg.
Bưởi Diễn có nguồn gốc từ làng Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) thường được thương lái và người sành ăn đặt hàng từ trước Tết hàng tháng trời. Giá loại quả đặc sản này trước Tết hai tháng, mua tại vườn, hiện khoảng 30.000-50.000 đồng/quả.
Chuẩn bị cho dịp Tết Bính Thân 2016, các hộ gia đình đã rục rịch tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn. Ngoài các đặc sản quen thuộc như lợn Mán, gà đồi, năm nay, nhiều người còn chi tiền nuôi lợn giun quế có giá bán trên thị trường gấp đôi lợn bình thường để an tâm hơn khi sử dụng.
Rượu sâu chít - đặc sản Tây Bắc có giá tương đối cao nhưng vẫn hút khách.
Theo Dân trí
Đọc Thêm…