kinh-te


Liên kết

- Mua bột yến mạch giảm cân làm đẹp - Hoa hong xanh tặng quà sinh nhật vô cùng ý nghĩa. - Baking soda là gì ? Công dụng vô cùng hiệu quả - Cung cấp ao khoac nam đẹp nhất cả nước. Cách làm trắng da mặt cho chị em

Hoa lay ơn nở trước Tết phải nhổ cho bò ăn

20:02 |
Hai xã liền kề nhau là Hiệp An và Hiệp Thạnh (Đức Trọng, Lâm Đồng) là vùng trồng lay ơn lớn nhất nước với diện tích xuống giống cho vụ Tết Bính Thân không dưới 400ha. Còn 2 tuần nữa mới đến Tết nhưng gần mười ngày nay nhiều vườn lay ơn đua nhau nở khiến nhà nông lao đao.
Vườn lay ơn nở rộ trước Tết hơn 2 tuần.
Bà Nguyễn Thị Minh (thôn Định An, Hiệp An) than thở: Gia đình tôi đầu tư gần 80 triệu đồng trồng 3 sào lay ơn để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Rủi thay, do thời tiết nóng bất thường nên hoa nở sớm tới 3 tuần. Mấy ngày đầu bán được 3.000-4.000 đồng/chục (10 cành), nay rẻ như bèo, chỉ còn 1.000-2.000 đồng/chục, chẳng bù công thu hoạch. Năm ngoái, lay ơn cho bông muộn, năm nay thì nở sớm. Như vậy là lỗ nặng 2 năm liên tiếp.
Thẫn thờ nhìn vườn lay ơn nở hoa đỏ thắm, anh Nguyễn Văn Tịnh (thôn Tân An, Hiệp An) nói ban đầu gia đình tôi gửi 20.000 cành xuống TPHCM cho các chủ vựa bán rồi lấy tiền sau. Nay họ thông báo không nhận ký gửi nữa nên chắc phải nhổ bỏ. Hoa nở toe toét cả rồi. Nhiều người xin cắt lay ơn về cho bò ăn, tôi đồng ý hết, vì nếu không cũng phải nhổ bỏ để trồng cây khác.
Ông Lê Đình Oai ở thôn K’Long (Hiệp An) còn bi đát hơn. “Tôi đã tìm gặp nhiều chủ vựa nhưng chẳng ai mua nên đành để cho hoa nở đỏ vườn. Không riêng gì nhà tôi, nhiều người bị như thế lắm. Ai đến xin hoa là chúng tôi cho hết. Giá mà nở chậm 2 tuần thì một bó 10 cành bán được hàng chục ngàn chứ ít đâu!”, ông Oai tiếc rẻ.
Theo Hội Nông dân xã Hiệp An, các làng hoa nói trên đã có kinh nghiệm trồng hoa lay ơn lâu năm. Đa số nông dân đều có kỹ thuật và tâm huyết nhưng những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường quá. Năm ngoái thời tiết lạnh nên hoa trổ bông trễ, nhiều nông hộ lỡ vụ hoa tết. Năm nay, bà con xuống giống sớm vài ngày thì trời lại trở nóng khiến hoa nở sớm.
Đọc Thêm…

Bỏ xe cá nhân, dân đi lại bằng gì liệu có hợp lý không?

18:11 |
Kỳ vọng việc hạn chế xe cá nhân vừa được lãnh đạo thành phố Hà Nội hâm nóng để làm thay đổi giao thông Thủ đô. Tuy nhiên, trước thực trạng xe buýt quá tải, đường sắt đô thị triển khai ì ạch, dư luận lo ngại, bỏ xe cá nhân, người dân sẽ đi lại bằng gì?!
Xe buýt phải cạnh tranh với 2.392 xe máy, 146 ô tô trên mỗi kilômét đường. Ảnh: Trọng Đảng.
Xe buýt mới “gánh” được hơn 10% nhu cầu
Thực tế cho thấy, khi các thành phố lớn trên thế giới cấm xe cá nhân, cùng với hạ tầng giao thông, họ có hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đa dạng, kết nối tốt. Do vậy khi bỏ xe cá nhân, người dân dễ dàng tiếp cận các loại hình VTHKCC như xe buýt, tàu điện, metro… để đi lại mà không ảnh hưởng nhiều. 
Nhưng ở Việt Nam, trong đó có thành phố Hà Nội, nếu người dân hạn chế sử dụng xe cá nhân và dùng phương tiện VTHKCC để đi lại thì đang đối diện một thách thức to lớn. 
Những người làm công sở bỏ phương tiện cá nhân là điều không tưởng khi đi xe buýt thường bị tắc đường, muộn giờ và quá tải… Sau hàng chục năm phát triển, VTHKCC tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn chỉ trông chờ chủ yếu vào xe buýt.
Với hơn 1.200 xe chạy liên tục trong ngày trên 91 tuyến, xe buýt đang trở thành loại hình phương tiện chủ lực của VTHKCC Thủ đô. Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, năm vừa qua, xe buýt vận chuyển được trên 500 triệu lượt hành khách và trong những năm tới, thành phố tiếp tục ưu tiên, đổi mới để phát triển, mở rộng hoạt động của buýt. 
Tuy nhiên, đề cập tỷ lệ hành khách mà xe buýt có thể vận chuyển được so với nhu cầu đi lại thực tế của người dân Thủ đô, ông Tuấn cho rằng, xe buýt mới vận chuyển được 12 đến 13% hành khách có nhu cầu. 
Để rõ hơn về năng lực vận chuyển của VTHKCC Hà Nội, chúng tôi tạm làm một phép tính, với hơn 5,5 triệu chủ sở hữu xe cá nhân Hà Nội đang có, trong trường hợp thành phố tổ chức hạn chế xe cá nhân, chỉ cần 50% số này bỏ xe cá nhân đi bằng phương tiện công cộng, thành phố sẽ có hơn 2,4 triệu chủ sở hữu phương tiện cá nhân cần đi xe buýt mỗi ngày. 
Nếu ít nhất một ngày mỗi chủ sở hữu đi 1 lượt xe buýt, thành phố sẽ phải có hơn 2,4 triệu lượt vị trí trên xe buýt để phục vụ người dân. Tuy nhiên, với 500 triệu lượt trong năm vừa qua, đem chia cho 365 ngày, thì trung bình mỗi ngày xe buýt mới vận chuyển được 1,3 triệu lượt hành khách, vậy còn 1,1 triệu lượt hành khách nữa sẽ phải đi lại bằng phương tiện gì?
Dư luận cho rằng, trong khi xe buýt đã phát triển vượt ngưỡng, các loại hình vận chuyển khác (mới đang trong giai đoạn triển khai dự án) như đường sắt đô thị, buýt nhanh BRT thi công ì ạch mãi không xong, việc đầu tiên lãnh đạo thành phố Hà Nội cần làm khi triển khai hạn chế xe cá nhân là phải có một cuộc đại phẫu trong quản lý, chỉ đạo phát triển hệ thống VTHKCC, trong đó có việc thực hiện các dự án đường sắt đô thị vốn ì ạch lâu nay.
Bài toán phát triển Buýt BRT, đường sắt đô thị
Xác nhận xe buýt đã phát triển vượt ngưỡng và khả năng tăng thêm sản lượng không còn nhiều, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết, đang phối hợp với các bộ, ngành để quý 3, quý 4 năm 2016 đưa các loại hình VTHKCC khối lớn như xe buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị vào hoạt động để giảm tải cho xe buýt. 
Cụ thể, theo kế hoạch tháng 10 năm 2016, dự án xe buýt nhanh BRT trên tuyến Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa sẽ bắt đầu hoạt động, tiếp đến tháng 12, dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội theo tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành. 
Với việc VTKHCC có thêm hai loại hình phương tiện vận chuyển lượng lớn khách hàng, kết hợp với xe buýt truyền thống, thành phố sẽ cơ bản đáp ứng được từ 30 đến 40% nhu cầu đi lại của người dân. 
“Hiện thành phố đang giao cho các sở ngành liên quan rà soát, điều chỉnh một số tuyến buýt để đảm bảo hiệu quả kết nối  hệ thống vận tải công cộng với đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và xe buýt nhanh BRT khi đi vào hoạt động”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói.
Thạc sỹ Vũ Đình Hiền, giảng viên bộ môn Đường bộ, Đại học GTVT cho rằng, với lượng xe cá nhân dày đặc trên đường Hà Nội nếu lãnh đạo thành phố không có giải pháp quyết liệt thì giao thông sẽ càng rối thời gian tới. 
Ở các thành phố phát triển, xe buýt hoạt động có đường riêng, nhưng ở Hà Nội mỗi ngày xe buýt ra đường là phải cạnh tranh từng với 2.392 xe máy, 146 ô tô trên mỗi kilômét lưu thông. 
Như vậy, làm sao xe buýt chạy đúng tốc độ, đúng thời gian theo mong chờ của hành khách. Để hạn chế được xe cá nhân, ông Hiền cho rằng, Hà Nội và các thành phố lớn tại Việt Nam phải có thêm các loại hình VTHKCC khác ngoài xe buýt, quy hoạch hiệu quả dân cư. 
“Không nói đâu xa, một số thành phố nằm ở các nước láng giềng chúng ta như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan… chưa chắc đã phát triển hơn Hà Nội, TPHCM nhưng họ đã cấm được nhiều loại xe cá nhân, trong đó có xe máy. Vậy tại sao họ làm được còn ta thì chưa?”, ông Hiền nói.
Đọc Thêm…

Thông xe dự án nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Hà Nội -Bắc Giang

19:10 |
Ngày 3/1, Bộ GTVT tổ chức Lễ thông xe dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trên tuyến, đặc biệt, sẽ thúc đẩy khai thác một thị trường lớn, phù hợp với mặt bằng tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam như Trung Quốc.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, bộ ngành thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy các dịch vụ liên quan, đặc biệt là vận tải đê phát huy hihiẹu quả toàn tuyến.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ GTVT đã huy động vốn xã hội hóa để đầu tư tuyến đường; biểu dương Bộ GTVT, chủ đẩu tư, nhà thầu và các địa phương đã nỗ lực đưa tuyến đường hoàn thành trước tiến độ 6 tháng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo ban ngành thực hiện nghi thức thông tuyến
Đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT có chiều dài khoảng 45,8 Km, điểm đầu tại lý trình Km113+985, QL1 (nút giao QL31) thuộc địa phận TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và điểm cuối dự án tại lý trình Km159+100, QL1 (vị trí trạm thu phí Phù Đồng cũ) thuộc địa phận Huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với Vtk=100Km/h, trong đó, có châm chước một số yếu tố về hình học cho đoạn tăng cường mặt đường cũ như chiều dài đoạn chuyển tiếp, đoạn nối của các nhánh nút giao, các yếu tố mặt cắt ngang, trắc dọc,….
Trao đổi với Tiền phong, ông Ngô Thanh Long, GĐ Cty BOT Hà Nội-Bắc Giang (chủ đầu tư) cho biết, từ nay đến thời gian thu phí, xe máy được phép lưu thông trên tuyến và tuyến được khai thác tố độ tối đa 80 km/h. Sau khi hoàn thành các hạng mục đường gom, dự án mới được thu phí chính thức, không cho xe máy lưu thông và khai thác 100 km/h.
Về phương án thu phí, tuyến sẽ được thu theo hình thức thu hở (tính theo lượt qua trạm). Trạm thu phí đặt tại Km 152+080 Quốc lộ 1 thuộc xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với 8 làn xe công nghệ 1 dừng có thể nâng cấp lên không dừng.    
Mức phí tối thiểu là 35.000 đồng/xe dưới 12 chỗ ngồi; tăng dần theo tải trọng. Ông Long cho biết, hiện thủ tục thu phí đang được các cơ quan chức năng xem xét; thời gian thu phí theo hợp đồng là 15 năm.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT là phân đoạn trong tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Dự án được Thủ tướng chấp thuận đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng là 2.503 tỷ đồng.
Bộ GTVT đã chỉ định Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương - Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại 319 - Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest (Liên danh OGC-VCG-319 INVEST-VANPHU INVEST) làm nhà đầu tư dự án.
Đọc Thêm…

Xử phạt 8 tỷ đồng vì sai phạm kinh doanh xăng dầu

19:44 |
Theo Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Bộ khoa học và Công nghệ, Tổng cục đã có công văn hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp với  Sở Khoa học và Công nghệ và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngcác tỉnh thành phố để triển khai quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra xăng dầu trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả, đã có 1.498 cơ sở kinh doanh xăng dầu với 3.885 cột đo xăng dầu được thanh tra, kiểm tra với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 8 tỷ đồng.

Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh cho biết, năm qua đã phát hiện và xử lý hàng loạt các vụ sai phạm trong kinh doanh xăng dầu

Về các sai phạm trong kinh doanh xăng dầu, trả lời báo chí mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Trần Văn Vinh cho biết, tổng kết tình hình xử lý vi phạm phát luật về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là kết quả xử lý vi phạm tại Nghệ An, Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng đã tham mưu với Lãnh đạo Bộ khoa học và Công nghệ báo cáo để Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia ra văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng để thu lợi bất chính trong kinh doanh xăng dầu.
Trong năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công An, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước đã đồng loạt, quyết liệt tổ chức thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Tại nhiều địa phương (điển hình như Đồng Nai, Bạc Liêu, Bình Dương và gần đây là tại Hà Nội), các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính hoặc chuyển xử lý hình sự nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm. Kết quả của hoạt động này năm 2015 được nhiều phương tiện thôngtin đại chúng, báo, đài đưa tin, được dư luận xã hội hết sức đồng tình và đánh giá cao.
Tổng kết kết quả công tác này từ các địa phương, để ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng ngày càng tinh vi trong kinh doanh xăng dầu (như gắn bo mạch điện tử để tăng xung gian lận; “bơm nối”; thay thế chip điện tử (IC chương trình) và cài đặt phần mềm chứa chức năng gian lận...), ngày 25/8/2015, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT - BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (Thông tư 15) thay thế Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN.
Mặc dù tới ngày 01/4/2016, Thông tư 15 mới có hiệu lực thi hành nhưng qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến những quy định mới tại Thông tư này và nắm bắt tình hình thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận thấy, người tiêu dùng rất hoan nghênh sự quyết liệt, kịp thời của cơ quan nhà nước về đo lường chất lượng. Đại đa số các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu đều nhận thức được sự phù hợp của Thông tư 15 với thực tế; nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu chủ động thực hiện ngay quy định mới của Thông tư.

Các cây xăng của Công ty CP Xăng dầu Chất đột Hà Nội gian lận với nhiều thủ đoạn tinh vi, móc túi người tiêu dùng bị lực lượng chức năng bắt quả tang

"Năm 2016 và các năm tiếp theo cùng với việc Thông tư 15 có hiệu lực thi hành, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt đẩy mạnh hoạt động kiểm tra đặc thù để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu như đã thực hiện năm 2015 sẽ là công việc trọng tâm hàng năm của các Bộ, ngành liên quan và của các địa phương trên cả nước", Ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, chúng ta tin tưởng rằng, các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu sẽ sớm được triệt tiêu, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng ngày càng được bảo vệ tốt hơn.
Cũng liên quan đến việc xử lý gian lận trong kinh doanh xăng dầu, mới đây, liên quan đến các cây xăng của Công ty CP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố khẩn trương điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm của các đối tượng liên quan để xử lý công khai, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 2/2016.
Nguyễn Nam
Đọc Thêm…